Cách hâm sữa mẹ không bị mất chất, an toàn cho bé và nhanh chóng nhất

Nếu mẹ không thể cho bé bú trực tiếp thì việc bảo quản và hâm nóng sữa mỗi lần bé cần bú là hoạt động bắt buộc. Vậy bạn đã biết cách hâm sữa mẹ cho bé đúng cách chưa? Hãy xem ngay bài viết dưới đây để bỏ túi 4 cách hâm sữa mẹ nhanh chóng và an toàn cho bé nhé!

Nếu mẹ không thể cho bé bú trực tiếp thì việc bảo quản và hâm nóng sữa mỗi lần bé cần bú là hoạt động bắt buộc. Vậy bạn đã biết cách hâm sữa mẹ cho bé đúng cách chưa? Hãy xem ngay bài viết dưới đây để bỏ túi 4 cách hâm sữa mẹ nhanh chóng và an toàn cho bé nhé!

1Cách hâm sữa mẹ trữ đông

Khi trữ đông sữa một thời gian dài, để hâm sữa cho bé uống bạn cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Để sữa từ ngăn trữ đông xuống ngăn rã đông sao cho nhiệt độ vừa đủ để làm lạnh sữa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bỏ sữa vào một chậu đá lạnh để rã đông. 

Bước 2: Khi sữa đã chảy sang dạng lỏng thì mẹ lắc nhẹ bình sữa để sữa được hòa trộn đều với nhau rồi ngâm sữa vào nước ấm ở nhiệt độ khoảng 37 - 40 độ C. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy hâm sữa ở bước nay.

Bước 3: Sau khi sữa được hâm nóng, bạn kiểm tra nhiệt độ sữa và cho bé sử dụng.

Cách hâm sữa mẹ trữ đông

Khi hâm sữa mẹ trữ đông, bạn có thể ngửi thấy mùi xà phòng khó chịu. Đây là vấn đề hoàn toàn bình thường bởi khi trữ đông sữa, hàm lượng emzym lipase cao trong sữa sẽ sản sinh ra mùi này. Bạn yên tâm vì bé có thể chịu được mùi này, và mùi này cũng không hề gây ảnh hưởng xấu đến hương vị và thành phần của sữa.

2Cách hâm sữa mẹ để tủ lạnh

Khi quản bảo sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh, thời gian bảo quản của sữa sẽ được kéo dài hơn so với khi bảo quản trong ngăn mát. Khi hâm sữa mẹ để tủ lạnh, bạn cần thực hiện đúng cách để đảm bảo sữa được giữ trọn vị, không mất chất dinh dưỡng vốn có:

Bước 1: Để hâm sữa để ở tủ lạnh đầu tiên mẹ cần chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát trước đó 24 tiếng. (Bỏ qua bước 1 nếu sữa của bạn được bảo quản trong ngăn mát.)

Bước 2: Sau 24 tiếng, lượng sữa này sẽ chuyển dần sang dạng lỏng. Lúc này, sữa có thể gặp tình trạng tách thành 2 lớp 1 lớp váng dầu và 1 váng sữa, mẹ hãy lắc nhẹ bình sữa để 2 lớp này đồng nhất vào nhau.

Bước 3: Tiến hành hâm sữa bằng nước ấm ở nhiệt độ 37 - 40 độ C. Nếu bạn sử dụng máy hâm sữa, nhiệt độ này thường được cài sẵn, bạn chỉ cần chọn đúng chế độ hâm sữa và khởi động máy.

Bước 4: Sau khi hâm nóng xong, bạn có thể lấy sữa cho bé dùng rồi. Nếu nhỏ một ít sữa ra cổ tay bạn để kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé sử dụng, tránh tình trạng sữa nóng gây bỏng lưỡi bé.

Cách hâm sữa mẹ để tủ lạnh

3Cách hâm sữa an toàn và phổ biến nhất

Hiện nay, có hai cách hâm sữa an toàn, giữ dưỡng chất vốn có cho bé: Hâm sữa bằng nước ấm và hâm sữa bằng máy hâm sữa. 

Hâm sữa bằng nước ấm

Hâm sữa bằng nước ấm là phương pháp thủ công, ai cũng có thể áp dụng. Để hâm sữa bằng nước ấm, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn lắc đều bịch sữa để lớp váng dầu và lớp sữa béo hòa trộn với nhau.
  • Bước 2: Bạn đặt bình sữa lấy từ ngăn mát vào tô đựng nước ấm có nhiệt độ từ 37 đến dưới 40 độ C. Nếu nước quá nóng thì sữa sẽ bị mất chất, Nếu nước không đủ ấm thì sữa sẽ lâu tan, sữa không đủ ấm cho bé bú.
  • Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ sữa đã hâm bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên cổ tay hoặc mu bàn tay mẹ. Nếu sữa đã đủ ấm, bạn có thể cho bé sửa dụng.

Hâm sữa bằng nước ấm

Sử dụng máy hâm sữa

Máy hâm sữa là sản phẩm sử dụng công nghệ hơi nước để làm nóng sữa và thức ăn cho bé. Công nghệ này giúp đẩy nhanh quá trình hâm nóng và giữ cho các dưỡng chất của sữa được giữ nguyên, an toàn, đảm bảo dinh dưỡng cho bé khi sử dụng.

Đối với sữa được bảo quản lạnh hoặc bảo quản ở nhiệt độ thường:

Khi sữa còn ở dạng lỏng, bạn tiến hành hâm sữa bằng máy hâm sữa theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Bạn đặt bình sữa cần hâm vào khay chứa của máy hâm sữa.
  • Bước 2: Bạn đổ nước vào khay chứa đến mức quy định của máy.
  • Bước 3: Chọn chế độ hâm sữa phù hợp và khởi động máy. 
  • Bước 4: Sau khi hâm xong, máy thường có chế độ tự ngắt điện, bạn có thể lấy sữa ra và cho bé sử dụng ngay.

Đối với sữa để ở ngăn đông: Với những máy hâm sữa có chế độ rã đông, bạn có thể cho trực tiếp phần sữa trữ đông vào máy hâm. Đối với những máy không có chế độ rã đông, bạn cần rã đông thủ công trước khi cho bình sữa vào máy hâm.

4Lưu ý khi hâm sữa mẹ

Các lưu ý khi hâm sữa mẹ

Bạn không được hâm sữa bằng lò vi sóng bởi nó không thể làm ấm sữa mà còn có thể làm bé bị bỏng hay làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có trong sữa mẹ.

Đối với sữa mẹ trữ đông, bạn cần rã đông sữa hoàn toàn rồi mới làm ấm sữa. Khi đã rã đông sữa, bạn không nên làm đông sữa lại lần nào nữa. Ngoài ra, bạn không nên hâm nóng sữa mẹ trữ đông ở nhiệt độ phòng bởi nó có thể làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sữa.

Trong quá trình hâm nóng, tuyệt đối không lắc bình sữa đang hâm nóng hay thay đổi nhiệt độ của sữa đột ngột, bởi điều này có thể làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có của sữa.

Máy hâm sữa Philips Avent SCF358.00

Máy hâm sữa Philips Avent SCF358.00

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?

Đây có lẽ là câu thắc mắc của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa. Sữa mẹ khi hâm nóng chỉ được phép sử dụng trong một thời gian nhất định. Sau thời gian an toàn này, sữa sẽ bị biến chất, không an toàn cho bé khi sử dụng.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, sữa mẹ sau khi hâm nóng chỉ nên cho bé sử dụng trong vòng 2 giờ. Nếu bé không dùng hết, mẹ nên đổ lượng sữa thừa này đi, tuyệt đối không bảo quản lại trong tủ lạnh hoặc hâm lại nhiều lần nhé!

Máy hâm sữa đơn BioHealth BH8110

Máy hâm sữa đơn BioHealth BH8110

1. https://www.cdc.gov/breastfeeding/recommendations/handling_breastmilk.htm

Trên đây là bài viết về cách hâm sữa mẹ nhanh chóng và an toàn cho bé. Nếu còn bất kì thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để được chúng mình giải đáp nhé! 

Bạn đang xem: Cách hâm sữa mẹ không bị mất chất, an toàn cho bé và nhanh chóng nhất

Chuyên mục: Mẹ & Bé

Chia sẻ bài viết