Cách giặt áo dạ, áo lông vũ, rèm cửa bằng máy giặt đón Tết

Áo dạ, áo lông vũ và rèm cửa được làm từ những chất liệu cao cấp và khá nặng, gây khó khăn cho bạn trong quá trình giặt để đón Tết. Cùng theo dõi bài viết cách giặt áo dạ, áo lông vũ, rèm cửa bằng máy giặt để thực hiện dễ dàng nhé!

1Cách giặt áo dạ bằng máy giặt

Áo dạ được dệt từ chất liệu sợi bôngsợi nhân tạo như polyester, giúp bạn giữ ấm rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi giặt để tránh làm hỏng chất liệu vải.

Bước 1: Bạn đóng khóa kéo, khuy áo và cho vào túi giặt để tránh áo bị dãn.

Cho áo dạ vào túi giặt để tránh bị dãn

Bước 2: Chọn chế độ nước lạnh và xả nước vào máy giặt.

Xả nước vào máy giặt

Bước 3: Bạn cho nước giặt hoặc bột giặt vào trong máy, bấm nút giặt và chọn tốc độ độ quay chậm.

Chọn tốc độ quay chậm tránh cho áo bị dãn

Bước 4: Trải chiếc khăn có khả năng thấm nước tốt lên mặt sàn phẳng và trải áo dạ lên chiếc khăn sao cho đúng hình dáng ban đầu.

Bạn cuộn áo lại trong khăn 2 - 3 lần để ép nước ra càng nhiều càng tốt. 

Cuốn áo dạ trong khăn để ra bớt nước

2Cách giặt áo lông vũ bằng máy giặt

Áo lông vũ thường được làm từ lông tự nhiên hoặc nhân tạo, lớp vỏ áo được may từ polyester hay nylon. Việc giặt áo lông vũ rất dễ bị vón cục nên bạn phải thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn dùng khăn lau sạch các vết bẩn trên áo lông vũ. Sau đó, bạn kiểm tra các vật nhỏ có trong túi và lấy chúng ra.

Để hạn chế áo bị tác động nhiều bởi hóa chất và bạc màu, bạn nên lộn mặt trái của áo ra bên ngoài.

Lau các vết bẩn trên áo dạ bằng khăn

Bước 2: Bỏ áo vào trong máy giặt và chọn các chế độ giặt nhẹ như: Giặt tay (Hand wash), Giặt áo len (Wool wash)....

Bạn nên chỉnh nhiệt độ nước ở tầm 30 độ C để sợi lông áo không bị biến dạng. Đặc biệt, bạn nên tắt chế độ vắt trước khi giặt.

Chọn chế độ giặt nhẹ, nhiệt độ 30 độ C, xả, không vắt

Bước 3: Khi máy đã giặt xong, bạn lấy áo ra và đem đi phơi cho ráo nước, dùng tay tháo gỡ các cục lông bị dính lại với nhau và chờ từ 1 - 2 ngày cho áo khô hẳn.

Nếu máy giặt bạn tích hợp thêm tính năng sấy khô hoặc bạn sở hữu một máy sấy độc lập thì bạn có thể tiến hành theo bước 4 để sấy khô và gỡ lông bị vón cục.

Phơi áo lông vũ cho khô

Bước 4: Khi cho áo vào máy sấy, bạn chỉnh máy làm khô ở nhiệt độ thấp nhất. Tuy sẽ tốn nhiều thời gian sấy hơn những sợi lông sẽ được mềm mịn và không bị biến dạng.

Bạn có thể cho thêm 3 quả bóng tennis vào cùng giặt sấy vì bóng tennis sẽ liên tục đập vào áo lông vũ giúp đánh tơi các sợi lông, tránh bị vón cục.

Thêm 3 quả bóng tennis vào cùng quá trình giặt sấy

3Cách giặt rèm cửa bằng máy giặt

Rèm cửa có chất liệu ít co giãn nên bạn hoàn toàn có thể giặt máy. Bạn có thể tham khảo cách làm như sau:

Bước 1: Tháo rèm xuống, dùng chổi lông gà hoặc máy hút bụi để phủi bớt lớp bẩn và ngâm rèm. Đối với những tấm rèm quá bẩn hoặc dính dầu mỡ, bạn có thể ngâm cùng một ít đầu thuốc lá và nước giặt rồi đợi khoảng 10 phút.

Đối với loại rèm 2 lớp vải, bạn nên giặt từng lớp một, lớp vải voan mỏng có thể ngâm cùng một ít thuốc tẩy. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập chế độ Prewash của máy giặt để rèm trắng sạch hơn.

Dùng máy hút bụi hoặc chổi lông gà phủi bớt bụi trước khi ngâm

Bước 2: Bạn phải phân loại rèm trước khi giặt để có chế độ giặt hợp lý đối với từng loại:

  • Rèm cửa có thể giặt bằng máy là những loại rèm được làm từ chất liệu polyester vì chúng có độ co thấp và bền, giặt nhiều không bị biến dạng.
  • Đối với các loại vải nhẹ như vải cotton, vải lanh thì bạn có thể giặt bằng máy với bột giặt thông thường vì chúng không giữ được nhiều nước.

Hầu hết rèm cửa sẽ có nhãn giặt vì thế bạn nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để rèm được sử dụng lâu hơn. Nếu rèm của bạn được làm từ chất liệu đắt tiền thì hãy đưa ra những tiệm chuyên giặt ủi.

Phân loại rèm trước khi giặt

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để giặt áo dạ, áo lông vũ, rèm cửa tinh tươm chuẩn bị cho ngày Tết. Nếu có thắc mắc thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Bạn đang xem: Cách giặt áo dạ, áo lông vũ, rèm cửa bằng máy giặt đón Tết

Chuyên mục: Điện máy gia dụng

Chia sẻ bài viết