Các loại mũi khoan và hướng dẫn sử dụng mũi khoan cho đúng cách
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy khoan và bộ mũi khoan tương ứng, thế nhưng bạn đã biết hết các loại mũi khoan phổ biến và sử dụng mũi khoan cho đúng cách hay chưa? Để giúp bạn có thêm kiến thức và lựa chọn các dụng cụ cầm tay hợp lí theo nhu cầu, chúng tôi sẽ giúp bạn trong bài viết này.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy khoan và bộ mũi khoan tương ứng, thế nhưng bạn đã biết hết các loại mũi khoan phổ biến và sử dụng mũi khoan cho đúng cách hay chưa? Để giúp bạn có thêm kiến thức và lựa chọn các dụng cụ cầm tay hợp lí theo nhu cầu, Điện máy XANH sẽ giúp bạn trong bài viết này.
1Các loại mũi khoan
1.1 Phân loại theo chất liệu mũi khoan
- Phần thép
- Thép gió HSS (Hight Speed Steel): là mũi khoan được làm từ thép tốc độ cao (hay còn gọi là thép gió) chế tạo ra mũi khoan có độ cứng cao khoan dễ dàng với những bề mặt kim loại cứng lên đến 900N/mm2
- Thép gió HSS-R (Hight Speed Steel Rolled): cũng giống nhưng thép gió nhưng mũi khoan này được sản xuất theo phương pháp kéo nóng hay cán nóng.
- Thép gió HSS-G (Hight Speed Steel Ground) là thép gió được tạo nên theo phương pháp tiện CNC.
- Thép gió HSSE-Co5 (High speed steel Cobalt 5%): được làm từ thép gió với thành phần Coban 5% dùng để chế tạo mũi khoan có độ cứng đặc biệt cao và chịu nhiệt tốt. Mũi khoan này có thể khoan dễ dàng với kim loại hợp kim cứng lên đến 1100N/mm2.
- Thép gió HSSE-Co8 (High speed steel Cobalt 8%): thép gió với thành phần coban 8% tăng thêm khả năng chịu nhiệt so với Coban 5%.
- Phần phủ bên ngoài
- Lớp phủ Titanium giúp tăng độ chịu nhiệt cho vật liệu và được sử dụng phổ biến nhất làm tăng tuổi thọ vật liệu lên đến 300-400% so với loại không phủ.
- Lớp phủ Carbon Nitride làm tăng độ cứng cho vật liệu ở cường độ cao, độ dẻo tốt và hệ số ma sát rất thấp, phù hợp cho việc chế tạo mũi khoan, khoan thép có độ cứng cao.
- Lớp phủ Nhôm Titan Nitride có khả năng chống oxi hóa rất tốt, giảm nhiệt cho vật liệu. Thích hợp cho việc khoan những vật liệu cứng mà không cần làm mát.
- Lớp phủ Nhôm Nitride giống như lớp phủ Nhôm Titan giúp vật liệu có khả năng kháng oxi hóa, chịu nhiệt tốt. Phù hợp cho chế tạo mũi khoan để khoan vật liệu cứng mà không cần làm mát.
- Lớp phủ Tecrona là loại lớp phủ cao cấp nhất với hệ số ma sát thấp, giúp tăng tuổi thọ cho những vật liệu có cường độ làm việc trong môi trường cao.
1.2 Phân loại theo vật liệu cần khoan
- Mũi khoan gỗ
Các vật dụng trong gia đình có thể sử dụng máy khoan như bàn, ghế, tủ,... đa số đều được làm từ gỗ. Chính vì vậy mũi khoan cũng được phân chia theo nhiều loại để phù hợp với từng loại gỗ.
- Mũi khoan gỗ đầu đinh: là loại mũi phổ biến và đặc điểm nhận biết đầu nhỏ như đầu đinh giúp cố định mũi khoan. Có cấu tạo tương tự mũi khoan sắt và phù hợp với mọi loại gỗ.
- Mũi khoan gỗ xoắn ốc: là mũi khoan có đặc điểm nhận biết như đầu mũi có ren nhọn cùng với thiết kế xoắn ốc giúp khoan sâu vào gỗ và nhanh hơn.
- Mũi phay gỗ mái chèo: là đặc điểm nhận biết có chóp nhọn bắt đầu lỗ và lưỡi mái chèo hình lỗ khoan lớn, lỗ rộng. Kích thước được ghi rõ trên mặt mũi khoan.
- Mũi khoan rút lõi gỗ giúp rút lõi gỗ ra dễ dàng, nhanh chóng.
- Mũi khoan sắt
Vật dụng từ sắt cũng rất phổ biến hiện nay, nên mũi khoan cũng được sản xuất nhiều loại để phù hợp với độ cứng của từng vật dụng khác nhau.
- Mũi khoan bê tông
Là chất liệu cứng, có nhiều loại mũi khoan nhưng phổ biến như: mũi khoan rút lõi bê tông, mũi đục, mũi khoan từ,...
2Những lưu ý khi dùng mũi khoan
- Chọn mũi khoan đúng với mục đích sử dụng: Vật liệu cần khoan rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn loại mũi khoan giúp khoan dễ dàng, tránh tình trạng gãy, hư hỏng.
- Lắp mũi khoan đủ chặt: Với mỗi máy khoan có dụng cụ tháo lắp mũi riêng biệt nên cần phải dùng đúng loại và lắp đủ chặt để giúp cố định mũi chắc chắn khỏi bị cong, rơi rớt trong quá trình khoan.
- Dùng đúng chế độ khoan của máy khi khoan: Để phù hợp với từng mục đích khác nhau, nhà sản xuất đã có những thiết kế phù hợp với từng chế độ như: chế độ đục bê tông, có nút khóa cò khoan,... Chính vì vậy, khi khoan phải đảm bảo rằng đang chọn đúng chế độ khoan để hoàn thành dễ dàng và tránh làm hư hỏng máy khoan.
- Dùng một lực thích hợp trong quá trình khoan: trong quá trình khoan cần phải dùng lực phù hợp, không quá mạnh gây đè nén áp lực lên mũi quá cao làm cong, vênh mũi thậm chí gãy mũi.
- Khống chế tốc độ của máy khoan một cách thích hợp: khi khoan đa số là ban đầu chậm và nhanh dần sau đó. Các máy khoan hiện nay đã có chế độ khóa tốc độ khoan nên giúp bạn phần nào kiểm soát được tốc độ của máy.
- Cố định chắc vật cần khoan: giúp an toàn cho người khoan và lỗ khoan được đẹp hơn.
- Vệ sinh, bảo quản máy khoan đúng cách sau khi sử dụng: Sau khi sử dụng cần phải vệ sinh sạch sẽ, tránh bụi bặm tích tụ vào động cơ máy và mũi khoan gây hư hỏng. Bảo quản ở nơi thoáng mát tránh ẩm thấp gây rỉ sét mũi khoan.
Nếu có đóng góp, ý kiến thắc mắc, vui lòng để lại phần bình luận để được giải đáp..
Bạn đang xem: Các loại mũi khoan và hướng dẫn sử dụng mũi khoan cho đúng cách
Chuyên mục: Công cụ, dụng cụ
Các bài liên quan
- Dụng cụ sửa chữa Tolsen có những loại nào? Có tốt không? Có nên mua không?
- Dụng cụ sửa chữa Luxter có những loại nào? Có tốt không? Có nên mua không?
- Thương hiệu dụng cụ cầm tay Crownman của nước nào? Có tốt không? Có nên mua không?
- Máy khoan búa hay máy khoan động lực khoan bê tông tốt hơn?
- Cách nhận biết sản phẩm Bosch chính hãng với vài bước đơn giản
- Phân biệt các loại mũi khoan trên thị trường và công dụng mỗi loại