Bí quyết ở lò bánh trung thu tuổi đời 60 năm ở Hà Nội
Bánh Trung thu sản xuất kiểu thủ công tại một cơ sở đã có thâm niên 60 năm hành nghề tại làng Xuân Đỉnh (Hà Nội) có giá từ 30.000-50.000 đồng.
Một cơ sở bánh kẹo ở làng nghề Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã có hơn 60 năm chuyên làm bánh trung thu. Gần ngày Rằm tháng 8, nhân viên trong xưởng rất bận rộn.
Xưởng này áp dụng cách làm thủ công là chính nên giữ được chất riêng hơn so với làm bằng máy móc ở nhiều nơi khác. Công đoạn đầu tiên là nhào bột, chia nhỏ rồi cán thành vỏ bánh.
Hai hương vị chính được sản xuất tại đây là thập cẩm và đậu xanh, các nguyên liệu này được thái nhỏ rồi đều với nhau. Nhân bánh bao gồm mỡ lợn, lạp xưởng, lá chanh, dăm bông. "Rượu mai quế lộ chính là bí quyết cuối cùng để làm bánh có mùi vị đặc trưng sau khi sơ chế nhân bánh xong", ông Phạm Dũng (chủ cơ sở), chia sẻ.
Đậu xanh sau khi sơ chế được cho vào máy để xay nhuyễn. Ông Dũng cho biết đậu xanh được trồng ở Tứ Liên (quận Tây Hồ), tạo nên chất lượng cao, hạt mẩy, căng tròn, khi ăn sẽ có vị ngọt nhẹ.
Người thợ phải cân đo đong đếm sao cho nhân phù hợp với trọng lượng của mỗi chiếc bánh nặng từ 200-500gram.
Nhân sau khi cho vào vỏ bánh tiếp tục được ép vào khuôn. Thông thường bánh có hình vuông, hình dáng được nhiều khách ưa chuộng.
Trước khi cho vào lò, bánh được phết lòng đỏ trứng gà xung quanh để tạo độ thơm và có màu vàng tự nhiên.
Bánh được nướng trong khoảng 25-30 phút, duy trì nhiệt độ 200-220 độ C. Người thợ phải căn chỉnh làm sao để bánh chín đều mà không phải mở ra kiểm tra nhiều lần dễ làm chênh lệch nhiệt độ trong lò.
Bánh dẻo và bánh nướng được chia thành hai khu vực chế biến khác nhau. Ở khu vực làm bánh dẻo có điều hòa để nhiệt độ phòng ổn định do nguyên liệu làm vỏ bánh dễ bị ôi thiu nếu ở nhiệt độ cao.
Bánh dẻo được làm từ bột nếp chín, chỉ cần khuấy, nhào thật kỹ, cho nhân theo định lượng là có thể ăn được luôn sau khi lên khuôn.
Bánh nướng sau khi ra lò được để nguội khoảng 30-45 phút rồi đóng gói thành phẩm. Mỗi chiếc bánh ở đây có giá dao động từ 30.000-50.000 đồng, tăng 5.000 đồng so với mọi năm vì giá nguyên liệu cao.
Bà Nhuận (vợ ông Dũng) cho biết cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm có đa dạng mọi loại khách, tập trung bán sỉ là chính. "Những ngày thường số lượng tiêu thụ cũng không nhiều. Gần Rằm tháng 8, cơ sở này phải cho thợ tăng ca để đáp ứng kịp nhu cầu của khách", bà nói.
Bạn đang xem: Bí quyết ở lò bánh trung thu tuổi đời 60 năm ở Hà Nội
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Bánh trung thu màu sắc lòe loẹt, đắt đỏ: Khách thích 'ném tiền qua cửa sổ'
- 9x làm “hoa” cho Tết Trung thu, khách mua phải đặt trước ít nhất 5 ngày
- Nhiều loại bánh Trung thu độc lạ 'làm mưa, làm gió' trên thị trường
- Bánh trung thu sầu riêng gần 2 triệu đồng, nhà giàu chi tiền ăn sang
- Vào đợt cao điểm, tiệm bánh trung thu vắng khách bất thường
- Khách nườm nượp mua đồ chơi trung thu, tiểu thương vẫn than kém xa trước dịch