9 lỗi thường gặp trên máy hàn và cách khắc phục
Máy hàn là một trong những dụng cụ cầm tay được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực điện tử, cơ khí và trong cuộc sống ngày nay. Cùng điểm qua 9 lỗi thường gặp trên máy hàn và cách khắc phục để không ảnh hướng đến công việc của bạn qua bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh
1Nguồn điện máy hàn điện tử chập chờn
Máy hàn điện tử chập chờn có thể do cánh quạt tản nhiệt của máy. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra xem máy quạt này có đang hoạt động bình thường hay không.
Nếu quạt của máy hàn điện tử không quay thì rất có khả năng máy đã bị hở nguồn điện, trước tiên bạn hãy kiểm tra các mối điện xem có bị hở ở đâu hay không, sau đó kiểm tra nguồn của máy cũng như ngắt mạch của nguồn.
2Máy tự động tắt hoặc không hàn được
Máy hàn tự động tắt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do nguồn điện cấp cho máy bị chập chờn, máy hoạt động trong thời gian dài liên tục gây nóng máy và bị quá tải.
Bên cạnh đó, nguyên nhân máy tự động tắt cũng có thể do cục nguồn của máy bị cháy hay đứt cầu chì, do công suất máy cung cấp không đủ hàn với mối hàn quá lớn.
3Máy hàn yếu
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến máy hàn yếu, có thể kể đến:
Bạn đang điều chỉnh điện hàn chưa đúng, để khắc phục hãy quay vô lăng tăng điện, hàn theo chiều kim đồng hồ.
Dây điện nguồn vào đang nhỏ quá, chính vì vậy thay dây khác lớn hơn theo hướng dẫn (1mm2 dây đồng chịu tải khoảng 5A).
Tiếp điện không tốt có thể do bulông đang bị hỏng, vì vậy hãy xiết chặt các bulông từ nguồn điện đến máy thật chặt.
Điện áp nguồn thấp dưới 20% cũng dẫn đến máy hàn yếu, bạn cần quay vô lăng tối đa dòng điện hàn để bù vào nguồn thấp. Nếu vẫn không đủ nên chon mua loại máy có cọc phụ dùng cho trường hợp điện thấp.
Kéo máy hàn quá xa cầu dao điện làm sụt điện áp trên đường dây. Khi kéo máy hàn xa cầu dao trên 15m phải dùng dây điện lớn hơn quy định càng lớn càng tốt để giảm trường hợp sụt áp trên dây dẫn.
Điện thế của nguồn điện đủ nhưng không hàn được dẫn đến công suất máy phát điện không đủ cung cấp cho máy hàn. Bạn cần phải thay đổi nguồn điện để khắc phục tính trạng này.
4Điện ra quá mạnh
Điện ra quá mạnh trên máy hàn có thể từ một trong ba nguyên nhân sau:
- Điều chỉnh điện ra chưa đúng: Bạn hãy quay vô lăng theo chiều ngược kim đồng hồ để khắc phục.
- Điện thế vào lớn hơn quy định: Điều chỉnh lại điện thế nguồn hoặc chọn nguồn khác thích hợp.
- Máy hàn có công suất quá lớn: dòng điện ra nhỏ nhất vẫn lớn hơn dòng điện cần hàn (trường hợp hàn sắt mỏng). Vì vậy hãy chọn máy hàn công suất thấp hơn.
5Máy hàn kêu (ù) lớn
Rất có thể bulông vỏ ở máy đang bị lỏng mới dẫn đến máy hàn kêu lớn. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần xiết chặt lại toàn bộ bulông ở vỏ máy hoặc trong quá trình di chuyển, máy hàn bị đổ bạn cần đem máy hàn tới trạm bảo hành để sửa chữa.
6Chạm tay vào vỏ bị điện giật
Nguyên nhân của điều này có thể do máy bị ẩm, bụi kim loại bám vào máy. Để máy hàn hết bị tình trạng này, bạn hãy sấy khô máy, thổi bụi kim loại bằng máy nén khí. Hoặc đem tới nơi bảo hành để đo lại độ cách điện và có hướng giải quyết.
Lý do khác dẫn đến vỏ máy bị chạm điện có thể bởi đấu dây điện vào và không đúng kỹ thuật làm chạm vỏ. Vì vậy hãy kiểm tra lại các mối nối bằng mắt và siết lại bu lông không cho chạm ra vỏ.
Trong trường hợp khác, máy hàn của bạn bị chập bên trong ruột nên dẫn đến chạm điện ở vỏ. Bạn cần đem máy tới trạm bảo hành để sửa chữa nếu gặp phải tình trạng này nhé.
7Các mối nối điện bị nóng cháy đen
Do không siết chặt các điểm tiếp xúc bằng bu lông, trường hợp này bạn dùng giấy ráp chà sạch chỗ bị cháy đen và xiết chặt lại. Nếu các điểm nối bị hỏng nặng, bạn cần liên hệ với trạm bảo hành để thay mới các tiếp điểm.
8Máy đang sử dụng bị bốc khói và có mùi khét thậm chí bốc lửa
Lỗi này xảy ra khi bạn vô tình làm rơi các vật nhỏ và mạt sắt vào trong máy hàn khi sử dụng gây ra chập điện thậm chí là xảy ra cháy nổ. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng bạn lưu ý điều này để tránh xảy ra các sự cố đáng tiếc nhé.
9Máy bị rò điện
Sự cố này thường xảy ra khi bạn sử dụng máy hàn điện tử loại kém chất lượng, thì điện áp có thể bị đánh thủng, và nối trực tiếp với cọc hàn ra, khi đó bạn sẽ bị điện giật, thường các loại máy hàn này sẽ không có mạch bảo vệ, nên khi gặp sự cố rất gây nguy hiểm cho tính mạng người dùng.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng loại thiết bị này, bạn nên chọn mua máy hàn chất lượng, có xuất xứ rõ ràng đồng thời thường xuyên kiểm tra lại máy hàn cũ đang sử dụng xem máy có đang bị rò điện không, đông thời kiểm tra dây nguồn đầy vào xem có bị nứt lớp vỏ không nhé.
Trên đây là bài viết chỉ ra 9 lỗi thường gặp trên máy hàn và cách khắc phục. Mong rằng từ những hướng dẫn trên, bạn sẽ khắc phục được những lỗi này và sử dụng máy hàn điện an toàn và đúng cách hơn nhé!
Bạn đang xem: 9 lỗi thường gặp trên máy hàn và cách khắc phục
Chuyên mục: Công cụ, dụng cụ
Các bài liên quan
- Máy hàn Pigeon là thương hiệu của nước nào? Có tốt không?
- Máy hàn là gì? Các loại phổ biến hiện nay? Công dụng từng loại?
- 5 lý do nên mua máy hàn Tolsen
- Các lưu ý khi bảo quản dụng cụ sửa chữa trong gia đình đúng cách, bền lâu
- Những bộ đồ dụng cụ cầm tay, sửa chữa đa năng mà gia đình nào cũng nên có?