3 lưu ý lựa chọn xi măng chuẩn - bền - chắc

Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, ảnh hưởng bởi sự đóng băng của thị trường bất động sản, các nhà máy xi măng chỉ hoạt động từ 70-75% tổng công suất thiết kế, tình trạng tồn kho lũy kế ước tính khoảng 5 triệu tấn, làm gia tăng rủi ro mua phải xi măng “xuống cấp", hết hạn.

Để đảm bảo an toàn cho công trình và giảm thiểu thiệt hại tài chính, các chủ nhà và thầu thợ khi mua xi măng nên lưu ý 2 tiêu chí: thứ nhất, kiểm tra thời hạn sử dụng và chất lượng sản phẩm; thứ hai, chọn loại xi măng có tính năng phù hợp với điều kiện địa hình. Ngoài ra, trước hiện tượng đảo nhiệt tại đô thị và hạn mặn tại nông thôn ngày càng nghiêm trọng, ưu tiên các sản phẩm bền vững trở thành tiêu chí thứ 3 cần được nghiêm túc lưu tâm.

Kiểm tra thời hạn sử dụng và chất lượng của xi măng

Thông thường, xi măng có thời hạn sử dụng trong khoảng 2 tháng, do sản phẩm có đặc tính dễ bị oxy hoá. Nếu lưu trữ quá thời gian quy định, xi măng sẽ mất các tính năng cơ bản, ảnh hưởng chất lượng công trình, đặc biệt khi đối mặt với điều kiện khắc nghiệt hoặc thiên tai.

Các chuyên gia cảnh báo việc sử dụng xi măng hết hạn gây ra những vấn đề nghiêm trọng như nứt tường, sụt lún móng, hoặc hư hỏng sàn nhà chỉ sau một thời gian ngắn. Những sự cố này vừa giảm tuổi thọ công trình, vừa gây nguy hiểm cho cư dân. Vì vậy, trước khi mua xi măng, các chủ nhà cần kiểm tra kỹ ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi trên bao bì.

Ngoài ra, bảo quản sai cách cũng ảnh hưởng đến chất lượng xi măng. Theo chuyên gia Fico-YTL, vật liệu này cần lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, cách mặt đất, vách tường ít nhất 20cm để tránh ẩm mốc. Các chủ nhà hay thầu thợ cần tránh mua những lô xi măng đặt trực tiếp dưới sàn, môi trường xung quanh ẩm ướt, bao bì có dấu hiệu sờn rách,….

Xi măng nên được bảo quản đúng cách và dùng ngay sau khi xuất xưởng để đảm bảo chất lượng tốt nhất

Xi măng nên được bảo quản đúng cách và dùng ngay sau khi xuất xưởng để đảm bảo chất lượng tốt nhất

Bên cạnh đó, chuyên gia gợi ý một số phương pháp đánh giá xi măng sau khi mở bao. Xi măng chất lượng thường có dạng bột mịn, màu xám đều. Nếu bị vón cục hoặc có màu sắc bất thường như vàng hay nâu, xi măng có thể đã bị ẩm hoặc quá hạn sử dụng. Khi trộn xi măng với nước, hỗn hợp phải mịn, kết dính tốt và không có mùi lạ. Nếu thấy hỗn hợp khó kết dính hoặc không đạt độ cứng như mong muốn, đó là dấu hiệu của xi măng kém chất lượng.

Chọn xi măng theo loại công trình và khí hậu, nền đất

Việt Nam sở hữu địa hình đa dạng từ miền núi đến ven biển, phố thị đến đồng bằng, đòi hỏi những giải pháp xây dựng phù hợp với đặc thù từng loại khí hậu, nền đất. Nếu chọn sai xi măng, công trình có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng.

Đơn cử, ở các tỉnh miền núi, đất có đặc tính kém ổn định và thường xuyên xói mòn, nếu đổ móng bằng loại xi măng thông thường, sẽ rất dễ xuất hiện vết nứt và tình trạng sụp lún. Theo Nielsen - Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, những loại xi măng như Supreme Power của Fico-YTL được 97% nhà thầu cho rằng sẽ tốt nhất cho các hạng mục kết cấu ngôi nhà như móng, dầm, cột, sàn nhờ công thức phối trộn đảm bảo cường độ cao và đông kết sớm.

Đối với các khu vực ven biển hoặc đồng bằng sông Cửu Long, xi măng có tính năng chống chịu trước tình trạng xâm thực mặn sẽ là lựa chọn tối ưu. Một số dòng xi măng cao cấp như Supreme Shield đã được thiết kế để bảo vệ bê tông khỏi nứt gãy, cốt thép không bị ăn mòn. Đây là giải pháp phù hợp nếu công trình đặt tại huyện Cần Giờ (TP.HCM) hay Bà Rịa-Vũng Tàu, các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang,…

Trong khi đó tại khu vực đô thị, nơi nhà thầu cần đổ bê tông khối lớn cho các tòa nhà cao tầng, xi măng ít tỏa nhiệt Supreme Base trở thành giải pháp lý tưởng. Với khả năng làm giảm nhiệt độ trong bê tông, đây là dòng sản phẩm giúp hạn chế nguy cơ tụt nhiệt, co ngót, đảm bảo công trình vững vàng bền lâu.

Ưu tiên sử dụng xi măng phát thải CO₂ thấp

Xây dựng là một trong những ngành có lượng phát thải CO₂ lớn. Đặc biệt, ngành sản xuất xi măng – thành phần chính trong xây dựng – chiếm khoảng 8% lượng khí thải CO₂ toàn cầu, góp phần đáng kể làm gia tăng biến đổi khí hậu. Do đó, việc áp dụng các giải pháp bền vững, như sử dụng xi măng có phát thải CO₂ thấp hơn so với xi măng Portland trên thị trường là cần thiết để góp phần giảm áp lực khí nhà kính và hạn chế nguy cơ biến đổi khí hậu.

Các sản phẩm xi măng bao của Fico-YTL được gắn nhãn xanh ECOCem có khả năng cắt giảm lượng khí thải carbon từ 40-50%. Mỗi 4 bao xi măng ECOCem giúp giảm hơn 21 kg CO₂ so với xi măng truyền thống. Đồng nghĩa, khi xây dựng một ngôi nhà với 40 bao xi măng ECOCem, lượng CO₂ cắt giảm được tương đương với khả năng hấp thụ của 10 cây xanh trưởng thành trong một năm.

Xi măng bao Fico-YTL có nhãn ECOCem có thể giảm phát thải CO₂ từ 40-50%.

Xi măng bao Fico-YTL có nhãn ECOCem có thể giảm phát thải CO₂ từ 40-50%.

Thông thường, giá cả là một trong những rào cản khiến chủ nhà và thầu thợ e ngại khi chọn lựa những vật liệu bền vững, cụ thể là xi măng xanh. Tuy nhiên, khi chọn lựa xi măng Fico-YTL, nỗi lo này sẽ được giải quyết bởi nhãn hàng đã thành công chuyển đổi 100% sang quy trình sản xuất xanh, giảm thiểu ít nhất 30% tác động so với xi măng Portland mà vẫn duy trì giá cũ. Có thể nói, một hành động thiết thực như chuyển sang vật liệu bền vững như xi măng xanh Fico-YTL không những giúp bảo vệ căn nhà bền chắc, mà còn góp phần bảo vệ ngôi nhà chung cho thế hệ tương lai.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .

Bạn đang xem: 3 lưu ý lựa chọn xi măng chuẩn - bền - chắc

Chuyên mục: Thời trang

Chủ đề:

Chia sẻ bài viết