Hướng dẫn cách tẩy cặn máy pha cà phê hiệu quả nhất

Tẩy cặn máy pha cà phê là một bước vô cùng quan trọng giúp máy pha cà phê hoạt động được lâu bền, tuy nhiên, rất nhiều người lại thường bỏ qua bước này. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về quá trình tẩy cặn máy pha cà phê và những lưu ý khi thực hiện quá trình này để đảm bảo máy pha cà phê hoạt động trơn tru, bền bỉ nhất nhé!

Bao lâu cần tẩy cặn máy pha cà phê?

Máy pha cà phê sau một thời gian sử dụng sẽ bị tích tụ các chất khoáng bên trong đường nước và các lỗ rót cà phê trên máy, khiến cho khả năng chiết xuất cà phê của máy bị yếu, hoặc bị rò rỉ nước cà phê, vị cà phê không ngon, nhạt nhẽo, cà phê không nóng như mong đợi.

Thậm chí, việc bị bít tắc đường ống, lỗ rót cà phê... còn có thể gây ra những tiếng ồn bất thường khi máy hoạt động, làm hỏng các linh kiện bên trong và mất nhiều thời gian hơn bình thường để pha, thậm chí bấm nút pha nhưng máy không thể chiết xuất cà phê ra được. Lúc này là lúc chúng ta cần tiến hành tẩy cặn cho máy pha cà phê.

Bao lâu cần tẩy cặn máy pha cà phê một lần?

Vậy bao lâu cần tẩy cặn máy pha cà phê?

Thực tế thì không có quy định nào về tần suất vệ sinh hay tẩy cặn máy pha cà phê bởi vì điều này còn phụ thuộc vào loại máy pha cafe của bạn là loại máy gì, chất lượng nước được sử dụng, hay độ cứng của nước, và số lần sử dụng máy của bạn. Đa số các máy pha cà phê hiện nay đều có đèn báo tẩy cặn để người dùng có thể biết được khi nào cần tiến hành vệ sinh, tẩy cặn cho máy pha cafe.

Tuy nhiên nếu máy của bạn không có chức năng báo tẩy cặn thì bạn có thể quan sát nước cafe. Nếu cafe có 1 lớp cặn trắng hoặc có vị khác thường thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên tẩy cặn cho máy pha cà phê. Thông thường, máy pha cà phê phải được tẩy cặn vài lần mỗi năm. Thậm chí nếu bạn dùng nó hằng ngày thì có thể 1 - 2 tháng là bạn nên tẩy cặn cho máy 1 lần rồi. 

Cách tẩy cặn máy pha cà phê

Lựa chọn chất tẩy cặn

Dung dịch tẩy cặn máy pha cà phê chuyên dụng

Để tẩy cặn máy pha cà phê thì chúng ta có thể sử dụng nhiều loại nguyên liệu, chất tẩy rửa khác nhau, bao gồm cả chất tẩy tự nhiên và chất tẩy rửa chuyên dụng. Các chất tẩy tự nhiên thường được sử dụng là giấm, nước chanh, nước... còn các chất tẩy chuyên dụng được khuyến khích sử dụng thường là baking soda, viên axit citric, chất tẩy CLR...  Tuy nhiên, các loại chất tẩy chuyên dụng vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu mà các chuyên gia tin dùng.

Sau đây, chúng ta hãy cùng tham khảo một số cách tẩy cặn máy pha cà phê bằng cả hai loại chất tẩy này nhé!

Một số cách tẩy cặn máy pha cà phê

Tẩy cặn bằng giấm

Đổ 4 cốc giấm chưa pha loãng vào bình chứa của máy pha cà phê sau đó để nguyên khoảng 20 - 35 phút sau đó bắt đầu quá trình pha chế như bình thường với nước sạch. Bạn nên pha vài lần với nước sạch để bình chứa của máy hết hoàn toàn mùi giấm, tránh mùi giấm ám vào cà phê sẽ làm giảm hương vị của đồ uống.

Tẩy cặn bằng nước chanh

Lấy bã cà phê ra khỏi máy sau đó thực hiện một lần pha nhanh với nước thường để đảm bảo rằng hầu hết các mảnh vụn cà phê đã được lọc bỏ hết, sau đó bạn đổ hết nước còn lại trong bình chứa đi. Tiếp theo, bạn pha hỗn hợp nước và nước cốt chanh rồi chia thành các phần bằng nhau.

Tẩy cặn máy pha cafe

Đổ hỗn hợp nước chanh vào bình chứa và ngâm bình trong 20 - 30 phút. Kế tiếp, bạn thêm bộ lọc giấy vào giỏ bộ lọc và chạy một lần pha khác với nước chanh trong bình chứa. Bạn lặp lại bước này một vài lần cho đến khi nước không còn cặn trắng thì chạy thêm vài lần pha với nước thường cho đến khi hết mùi chanh.

Tẩy cặn bằng baking soda

Để tẩy cặn máy pha cà phê bằng baking soda, đầu tiên bạn phải tắt thiết bị và tháo bộ lọc khỏi máy pha cà phê, sau đó cho nước ấm vào bình chứa của máy. Tiếp theo bạn hòa tan 1/4 cốc baking soda với nước và đổ vào khoang chứa nước của máy pha cà phê. Sau đó bạn hãy bắt đầu một lần pha như bình thường. Khi hoàn thành, bạn cho thêm nước vào trong bình chứa nước và ngâm trong vòng 20 - 30 phút rồi lại bắt đầu một lần pha. Lặp lại bước này một vài lần cho đến khi bạn thấy nước trong, không còn nổi bột trắng hay cặn là được.

Tẩy cặn bằng axit citric

Bạn đổ nước vào bình chứa của máy rồi thêm 1 viên axit citric vào và lắc đều cho axit citric tan hoàn toàn. Tiếp theo bạn tiến hành một lần chạy máy như một lần pha chế bình thường. Sau khi kết thúc lần pha chế, bạn thêm nước và ngâm khoảng 20 - 30 phút rồi bắt đầu chạy máy tiếp. Lặp lại bước này cho đến khi hết hoàn toàn dung dịch cũ.

Hướng dẫn cách tẩy cặn máy pha cafe tự động

Máy pha cà phê tự động thường được tích hợp sẵn chế độ tự động tẩy cặn, tuy nhiên, mỗi dòng máy pha cà phê tự động khác nhau đều sẽ có quy trình tẩy cặn riêng biệt và khác nhau. Vì vậy, trước khi tiến hành tẩy cặn bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy để biết hướng dẫn cụ thể về cách vệ sinh máy pha cà phê.

Sau đây, chúng ta hãy cùng tham khảo cách tẩy cặn của máy pha cà phê tự động Delonghi ECAM 22.110B nhé!

  • Bước 1: Bật máy lên sau đó đổ hết nước còn trong hộc chứa nước và tháo bộ lọc ra khỏi ngăn chứa nước (nếu có).
  • Bước 2: Đổ khoảng 100ml DLSC chất tẩy cặn vào hộc chứa nước đến mức A. Tiếp theo, đổ đầy nước máy đến mức B của bình.
  • Bước 3: Đặt dưới ống dẫn hơi một bình chứa nước thải có dung tích khoảng 1,5 lít.
  • Bước 4: Nhấn và giữ nút rửa/tẩy cặn (nút ở giữa, dưới cùng được biểu thị bằng một mũi tên tròn với các giọt nhỏ) trong 5 giây cho đến khi đèn khử cặn sáng và ngừng nhấp nháy. Điều này có nghĩa là máy pha cà phê đang ở chế độ khử cặn.
  • Bước 5: Mở hoàn toàn núm điều chỉnh hơi bằng cách xoay núm về chữ 'I' . Nước sẽ được hút và bơm nhiều đợt rồi chảy ra khỏi máy qua vòi hơi. Máy pha cà phê tự động sẽ dừng khi bình chứa nước đã cạn hoàn toàn. Quá trình này mất khoảng 25 - 30 phút, trong suốt quá trình này bạn cần lưu ý không bật/tắt máy.
  • Bước 6: Sau khoảng 30 phút tẩy cặn, bình nước sẽ cạn và đèn bình nước sẽ sáng lên. Lúc này bạn sẽ đóng núm điều chỉnh hơi lại bằng cách xoay núm sang chữ 'O' 
  • Bước 7: Đổ hết nước trong bình chứa nước thải rồi đặt lại bình dưới ống dẫn hơi một lần nữa.
  • Bước 8: Lấy bình nước trống ra và rửa sạch bằng nước máy.
  • Bước 9: Đổ nước máy vào bình chứa cho đến khi chạm vạch MAX rồi đặt lại vào máy.
  • Bước 10: Lặp lại bước 5 một lần nữa. Sau khi hoàn thành, bạn đóng hoàn toàn núm hơi lại sau đó lặp lại bước 7, 8, 9 một lần nữa. Lặp lại quá trình cho đến khi đèn tẩy cặn trên máy pha cà phê không sáng nhấp nháy nữa là được. 

Những lưu ý khi tẩy cặn cho máy pha cafe

Những lưu ý khi tẩy cặn máy pha cafe

Nhìn chung, tẩy cặn cho máy pha cà phê là điều mà chúng ta cần thường xuyên thực hiện để máy hoạt động được tốt và kéo dài tuổi thọ. Trong quá trình tẩy cặn cho máy, bạn cũng nên lưu ý:

  • Nên sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng cho máy pha cà phê để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Thường xuyên tẩy cặn cho máy khoảng 2 - 3 tháng/lần, nếu sử dụng máy với tần suất dày đặc thì bạn có thể tẩy cặn hằng tháng.
  • Tốt nhất nên cung cấp nguồn nước đủ "mềm" để vận hành máy pha cà phê giúp hạn chế lượng cặn bên trong máy cũng như giúp cà phê pha ra có hương vị thơm ngon, đúng chuẩn hơn. 
  • Không chỉ làm sạch bên trong khoang máy mà phần vỏ ngoài của máy cũng nên được làm sạch định kỳ để hạn chế cặn bám trên bộ lọc, vòi chiết xuất... 
  • Luôn đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo bạn tẩy cặn đúng cách và hiệu quả nhất. 

Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn về cách tẩy cặn máy pha cà phê đơn giản và hiệu quả nhất. Hy vọng rằng với hướng dẫn của chúng tôi, bạn có thể tự tẩy cặn máy pha cà phê mà không gặp khó khăn.

Bạn đang xem: Hướng dẫn cách tẩy cặn máy pha cà phê hiệu quả nhất

Chuyên mục: Điện máy gia dụng

Chia sẻ bài viết