Bluetooth là gì? Công nghệ bluetooth dùng để làm gì?

Trong thời đại công nghệ hiện nay, những thiết bị tích hợp bluetooth như điện thoại, máy tính, tai nghe, loa nghe nhạc... đã quá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, công nghệ bluetooth là gì, có tác dụng thế nào và hoạt động ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về công nghệ này nhé! 

Trong thời đại công nghệ hiện nay, những thiết bị tích hợp bluetooth như điện thoại, máy tính, tai nghe, loa nghe nhạc... đã quá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, công nghệ bluetooth là gì, có tác dụng thế nào và hoạt động ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về công nghệ này nhé! 

Bluetooth là gì? Hoạt động như thế nào?

Bluetooth là một công nghệ thường thấy trong các thiết bị số hiện đại ngày nay. Vậy bluetooth là gì? Nó hoạt động như thế nào?

Bluetooth là thuật ngữ dùng để chỉ một phương thức kết nối và truyền tải dữ liệu không dây tầm gần giữa các thiết bị điện tử. Công nghệ này hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua các khoảng cách ngắn giữa các thiết bị di động và cố định, tạo nên các mạng cá nhân không dây.

Chúng ta thường nghe đến các cụm từ “sóng wifi” hoặc “sóng bluetooth” bởi các công nghệ này đều sử dụng sóng radio để kết nối nhiều thiết bị với nhau. Cụ thể hơn, công nghệ bluetooth sử dụng sóng radio có tần số 2,4GHz. Đây là công nghệ giúp trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị điện tử với nhau trong khoảng cách ngắn mà không cần sử dụng cáp sợi truyền thống. 

Bluetooth là gì? Hoạt động như thế nào?

Chuẩn kết nối bluetooth hiện nay được tích hợp trên hầu hết các thiết bị di động và cả laptop, mang lại những tính năng rất hữu ích cho người sử dụng. Tầm hoạt động hiệu quả của bluetooth là trong khoảng 10m với tốc độ truyền dữ liệu 1Mbps.

Nguyên lý hoạt động của bluetooth cũng khá đơn giản: Khi bạn bật tính năng bluetooth, thiết bị của bạn sẽ tự động tìm ra tần số tương thích để di chuyển đến thiết bị cần kết nối trong khu vực, đảm bảo sự ổn định trong quá trình kết nối và truyền dữ liệu giữa các thiết bị với nhau. Tầm phủ sóng bluetooth có 3 class khác nhau:

  • Class 1: Công suất 100mW với tầm phủ sóng gần 100m.
  • Class 2: Công suất 2,5mW, tầm phủ sóng khoảng 10m.
  • Class 3: Công suất 1mW với tầm phủ sóng khoảng 5m.

Các chuẩn kết nối của bluetooth

Công nghệ bluetooth chính thức được chuẩn hóa và được công bố rộng rãi vào ngày 20/5/1999 và nhanh chóng trở nên phổ biến chỉ sau vài năm. Tuy nhiên, để bắt kịp với xu hướng phát triển của công nghệ, chuẩn kết nối bluetooth thường xuyên được điều chỉnh và cập nhật những tính năng mới giúp việc kết nối và truyền dữ liệu trở nên nhanh chóng, dễ dàng và an toàn hơn. Các chuẩn kết nối của bluetooth từ trước đến nay bao gồm:

  • Bluetooth 1.0: Phiên bản đầu tiên được đưa ra thị trường với tốc độ kết nối ban đầu là 1Mbps.
  • Bluetooth 1.1: Là phiên bản được hoàn thiện hơn của bluetooth 1.0. 
  • Bluetooth 1.2: Chuẩn này hoạt động dựa trên nền băng tần 2,4GHz và tăng cường kết nối thoại.
  • Bluetooth 1.2 + ERD: Tốc độ của chuẩn bluetooth lên đến 2,1Mbps với chế độ cải thiện kết nối truyền tải - ERD (enhanced data rate).
  • Bluetooth 2.0 + ERD: Được công bố vào tháng 7/2007 với nhiều cải tiến như tốc độ ổn định và truyền tải dữ liệu nhanh hơn. 
  • Bluetooth 2.1 + ERD: Là thế hệ nâng cấp của Bluetooth 2.0, có hiệu năng cao hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.

Chuẩn kết nối bluetooth đã được nâng cấp và cải thiện nhiều lần

  • Bluetooth 3.0 + HS: Có tốc độ truyền dữ liệu đạt mức 24Mbps - bằng sóng BT - High Speed, tương đương chuẩn wifi thế hệ đầu tiên, phạm vi hiệu quả nhất chỉ trong vòng 10m.
  • Bluetooth 4.0: Là sự kết hợp của “classic bluetooth” (bluetooth 2.1 và 3.0), “bluetooth high speed” (bluetooth 3.0 + HS) và “bluetooth low energy” (bluetooth smart ready/bluetooth smart). Thế hệ bluetooth 4.0 có ưu điểm là kết nối và truyền tải dữ liệu nhanh và tiết kiệm năng lượng hơn.
  • Bluetooth 4.1: Đây là phiên bản nâng cấp của bluetooth 4.0, mang đến tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn và giúp các thiết bị di động thông minh dễ dàng kết nối hơn so với trước đây.
  • Bluetooth 4.2: Ra mắt chính thức vào tháng 12/2014, phiên bản này có tốc độ truyền dữ liệu đã được nâng lên gấp 2,5 lần, cùng với đó là việc tiêu thụ điện năng ít hơn, bảo mật cao hơn và đặc biệt là có thể kết nối trực tiếp internet thông qua chuẩn IPv6. 
  • Bluetooth 5.0: Đây là phiên bản mới nhất được SIG trình làng vào ngày 16/6/2016. Những cải tiến đáng kể như bluetooth 5.0 có độ phủ sóng rộng gấp 4 lần, tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi và tiết kiệm hơn gấp 2,5 lần so với 4.0

Tác dụng của công nghệ bluetooth

Công nghệ bluetooth hiện được ứng dụng nhiều trong đời sống

Công nghệ không dây bluetooth là một bước đột phá của ngành công nghệ, nó có nhiều tác dụng hữu ích cho người sử dụng như: 

  • Cho phép các thiết bị kết nối dễ dàng trong phạm vi gần để trao đổi thông tin giữa chúng. Ví dụ như điện thoại di động với nhau, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy in, các thiết bị dùng định vị GPS... 
  • Giao tiếp và điều khiển giữa một thiết bị di dộng với tai nghe không dây (tai nghe bluetooth), loa bluetooth... 
  • Kết nối không dây giữa các thiết bị vào - ra của máy tính như chuột bluetooth, bàn phím không dây... 
  • Ứng dụng vào các thiết bị điều khiển từ xa như bộ điều khiển đồ chơi, điều khiển tivi, điều hòa...
  • Kết nối internet cho máy tính bằng cách biến smartphone làm modem.
  • Thay thế cho kết nối bằng tia hồng ngoại.
  • Không cần sử dụng dây cáp kết nối lằng nhằng.
  • Không gây nhiễu sóng các thiết bị khác.
  • Tiết kiệm năng lượng.
  • Công nghệ đơn giản, giá thành rẻ, dễ dàng tích hợp trên nhiều thiết bị số.
  • Bảo mật an toàn nhờ công nghệ mã hóa trong.
  • Không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. 

Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm và thường xuyên được cải tiến, công nghệ bluetooth vẫn tồn tại một vài nhược điểm cần khắc phục và hoàn thiện hơn, ví dụ như tốc độ truyền dữ liệu vẫn còn thấp, sóng bluetooth thường bị ảnh hưởng bởi vật cản, thời gian thiết lập và dò tìm thiết bị kết nối bluetooth khác vẫn còn khá lâu.

Những lưu ý an toàn khi sử dụng bluetooth

Cần phải cẩn thận hơn trong việc bảo mật cho các thiết bị kết nối bluetooth

Mặc dù công nghệ bảo mật của bluetooth được đánh giá khá cao, các thông tin khi truyền tải đều được mã hóa, tuy nhiên, chúng ta không thể đảm bảo rằng trong quá trình kết nối và truyền dữ liệu sẽ không xảy ra rủi ro. Vì vậy, thực hiện một số biện pháp an toàn bảo mật khi sử dụng bluetooth dưới đây sẽ giúp bạn an tâm hơn: 

  • Vô hiệu hóa bluetooth khi không sử dụng chúng.
  • Cài đặt mật khẩu (PIN) mạnh (từ 8 kí tự trở lên, bao gồm số, chữ, ký hiệu đặc biệt...).
  • Thường xuyên update phiên bản mới từ nhà sản xuất thiết bị số mà bạn đang sử dụng.
  • Sử dụng bluetooth trong chế độ ẩn.
  • Cẩn thận với những nơi bạn sử dụng bluetooth, không nên nhận yêu cầu kết nối từ thiết bị lạ.
  • Không nhận thư, tin nhắn hoặc các tệp tin bluetooth lạ.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết, bạn đã hiểu được thêm về công nghệ bluetooth để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn trong cuộc sống hằng ngày. Đừng quên thường xuyên truy cập vào META.vn để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức và sản phẩm công nghệ mới nhất nhé. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể truy cập website hoặc liên hệ hotline dưới đây:

Bạn đang xem: Bluetooth là gì? Công nghệ bluetooth dùng để làm gì?

Chuyên mục: Phần mềm & Thủ thuật

Chia sẻ bài viết