Biến smartphone thành “trợ thủ” học tập hiệu quả
Dùng smartphone quá sớm hoặc quá nhiều có hại cho thị lực, lãng phí thời gian học tập, gây ra các vấn đề về kỹ năng ngôn ngữ, trí nhớ, sức chịu đựng tâm lý và giao tiếp xã hội.
Smartphone như con dao hai lưỡi
Smartphone có rất nhiều ứng dụng, có thể nói
đây là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng tốt sẽ như "hổ mọc thêm cánh",
còn ngược lại, có thể mang lại rất nhiều tác động tiêu cực cho
trẻ.
Nhiều học sinh ỷ lại quá nhiều vào điện thoại thông
minh, không động não, sử dụng điện thoại để tìm kiếm câu trả
lời trực tuyến khi làm bài tập, thậm chí gian lận trong các kỳ thi.
Điều đáng lo ngại hơn là sự lan truyền không hạn chế các nội dung
đồi truỵ, khiêu dâm, trò chơi bạo lực trên mạng rất phổ biến, vô
tình khiến smartphone trở thành kênh chính để trẻ vị thành niên
tiếp cận các nội dung không lành mạnh.
![]() |
Biến smartphone thành “trợ thủ” học tập hiệu quả. - Ảnh minh họa. |
Giáo sư Đinh Gia Dũng, Đại học Sư phạm Hồ Nam, Trung Quốc,
nhận định: "Thông tin trực tuyến có thể dễ dàng tác động đến cách
nhìn và giá trị sống của các em học sinh, đồng thời gây ra sự nhầm
lẫn về nhận thức".
Manfred Spitzer, nhà thần kinh học hàng đầu người Đức, đồng
thời là bác sĩ và giáo sư tại Đại học Harvard, nhấn mạnh những nguy
cơ tiềm ẩn khi sống trong xã hội kỹ thuật số và cảnh báo chúng ta,
điều đáng sợ hơn cả bệnh Alzheimer là chứng mất trí kỹ thuật
số!
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định giai đoạn phát triển trí não
quan trọng nhất là thời thơ ấu, nếu thường xuyên sử dụng điện thoại
di động để trả lời câu hỏi, trẻ sẽ trở nên lười ghi nhớ, lười tư
duy và học tập. Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ lười trò chuyện với
cha mẹ, nếu lâu ngày không có sự tương tác, cảm xúc và kỹ năng xã
hội bên ngoài của trẻ trong mối quan hệ cha mẹ - con cái sẽ bị suy
yếu, kỹ năng ngôn ngữ cũng bị ảnh hưởng.
Biến thiết bị công nghệ thành công cụ học cùng
con
Trong thời đại thiết bị điện tử trở nên phổ biến,
đa số mọi người vẫn cho rằng cấm trẻ dùng điện thoại di động chỉ là
giải pháp tạm thời, không phải gốc rễ vấn đề, việc hướng dẫn trẻ em
sử dụng điện thoại đúng cách mới là cốt yếu. Vậy, làm thế nào để
kiểm soát việc sử dụng các sản phẩm điện tử và biến nó trở thành
một trợ thủ đắc lực cho sự phát triển của trẻ?
Trí não và nhãn cầu của trẻ còn non nớt, vì vậy không nên để
trẻ sử dụng các sản phẩm điện tử một cách tùy tiện. Theo gợi ý của
Giáo sư Spitzer, cha mẹ nên hạn chế cho con 2-6 tuổi tiếp xúc, bởi
ở giai đoạn này, trọng tâm nhận thức vẫn cần được hoàn thiện thông
qua trải nghiệm thực tế.
Cho phép con tiếp xúc phù hợp sản phẩm điện tử ở lứa tuổi 6-9.
Nhiều bài tập ở trường tiểu học được làm trực tuyến, việc sử dụng
máy tính, smartphone và ipad cần được nới lỏng. Lúc này, hướng dẫn
trẻ học cách lấy và sử dụng bách khoa toàn thư trên thiết bị công
nghệ để giải quyết những khó khăn thực tế trong cuộc sống và học
tập; có thể dạy trẻ kỹ năng như làm PowerPoint hay chụp
ảnh,...
Khi trẻ thấy rằng điện thoại, máy tính có thể làm được những
điều thú vị như vậy, trẻ sẽ không tập trung vào trò chơi. Tất
nhiên, lời khuyên của chuyên gia không phải là tuyệt đối, nhưng nếu
bạn kiểm soát thời gian trẻ sử dụng điện thoại và đưa ra quy tắc sử
dụng hợp lý, trẻ sẽ hình thành hành vi tự giác.
Nói rõ với trẻ rằng, việc học là của bản thân chứ không phải
của bố mẹ. Khuyến cáo các sản phẩm điện tử chỉ trao cho trẻ quyền
sử dụng chứ không trao quyền sở hữu, nhấn mạnh quyền sở hữu sản
phẩm thuộc về cha mẹ. Khi việc sử dụng của trẻ vượt quá phạm vi quy
định, thiết bị có thể bị thu hồi.
Đồng thời, cha mẹ nên nuôi dưỡng sở thích cho con cái, để trẻ
có thể tận dụng thời gian và tìm thấy giá trị của bản thân trong
khi học và giải trí, khuyến khích con đọc những cuốn sách bổ
ích,…
>>> Mời độc giả xem thêm video: Khám chữa
bệnh bằng công nghệ AI
Nguồn video: THĐT
Kiều Dụ (TH)
Bạn đang xem: Biến smartphone thành “trợ thủ” học tập hiệu quả
Chuyên mục: Mẹ & Bé
Chia sẻ bài viết